Lĩnh vực |
Biển và hải đảo |
Cách thực hiện
|
a) Cách thức nộp hồ sơ: trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. b) Cách thức nhận kết quả giải quyết hồ sơ: Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thông báo cho tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định và gửi Giấy phép nhận chìm ở biển đến các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. |
Thời hạn giải quyết
|
77 |
Ghi chú thời hạn giải quyết
|
a) Thời hạn kiểm tra hồ sơ: trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ; trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định. b) Thời hạn tiến hành thẩm định: trong thời hạn không quá 60 ngày đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhận chìm ở biển kể từ ngày ra văn bản tiếp nhận hồ sơ. c) Thời hạn trình, giải quyết hồ sơ: Thời hạn trình hồ sơ: trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức, cá nhân đã hoàn thành việc chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ. Thời hạn giải quyết hồ sơ: trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày Tổng cục Biển và Hải đảo việt Nam trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét. d) Thời hạn trả kết quả: trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả giải quyết hồ sơ từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép nhận chìm ở biển. |
Thời hạn kiểm tra hồ sơ |
1 |
Lệ phí
|
Không quy định |
Tên mẫu đơn tờ khai
|
Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhận chìm ở biển được lập theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 |
Yêu cầu điều kiện thực hiện
|
a) Vật, chất được phép nhận chìm đáp ứng các Điều kiện sau đây: - Không chứa chất phóng xạ, chất độc vượt quy chuẩn kỹ thuật an toàn bức xạ, quy chuẩn kỹ thuật môi trường; - Được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; bảo đảm không tác động có hại đến sức khoẻ con người, môi trường, hệ sinh thái, nguồn lợi thuỷ sản; - Không thể đổ thải, lưu giữ, xử lý trên đất liền hoặc việc đổ thải, lưu giữ, xử lý trên đất liền không hiệu quả về kinh tế - xã hội; - Thuộc Danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển. b) Có phương án nhận chìm bảo đảm yêu cầu: việc nhận chìm ở biển không được gây ra tác động có hại đến sức khỏe con người, tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước; hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu tới môi trường, hệ sinh thái biển. c) Khu vực biển đề nghị được sử dụng để nhận chìm phù hợp với quy hoạch sử dụng biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp chưa có quy hoạch sử dụng biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thì khu vực biển đề nghị được nhận chìm được xem xét trên cơ sở báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. |
Căn cứ pháp lý
|
Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 |
Kết quả thực hiện
|
|
Cơ quan thực hiện
|
Cơ quan thực hiện: Bộ Tài nguyên và Môi trường Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Đối tượng thực hiện
|
Tổ chức, cá nhân |
Cấp cơ quan quản lý
|
Cấp Bộ, Ngành |
Ghi chú
|
|